Hướng dẫn xử lý khi bị khóa mã số thuế

Nếu phát hiện mã số thuế bị khóa, có thể do hóa đơn điện tử không được cấp mã, bài viết này sẽ hưỡng dẫn bạn các bước để tiến hành mở lại mã số thuế, tránh bị gián đoạn, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Kiểm tra nguyên nhân tại sao bị khóa mã số thuế

Trong thực tế có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này, bạn nên kiểm tra mail đã đăng ký với cơ quan thuế hoặc có nhận được thông báo qua đường bưu điện hay không, nếu có bạn sẽ biết được nguyên nhân và có cách xử lý. Ở đây, Cát Tiên sẽ hướng dẫn bạn xử lý trong 2 trường hợp phổ biến nhất: Bị khóa mã số thuế do không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, và bị cướng chế do nợ tiền thuế.

Cách xử lý cho từng trường hợp

1. Bị khóa mã số thuế do nợ tiền thuế quá lâu

Trường hợp này ít xảy ra hơn, khi nợ tiền thuế quá lâu, cơ quan thuế sẽ liên hệ với ngân hàng nơi công ty bạn mở tài khoản yêu cầu nộp thuế. Ngân hàng khi nhân quyết định thi hành cưỡng chế của cơ quan thuế chắc chắn không thể từ chối, ngân hàng cũng có thể sẽ liên hệ với bạn trước khi trích nộp thuế.
Trường hợp tài khoản ngân hàng không đủ số tiền nộp, ngân hàng sẽ trích tất cả số tiền có thể được từ tài khoản của bạn nộp vào kho bạc, và khi bạn hoặc khách hàng chuyển tiền vào tài khoản này, ngân hàng sẽ tiếp tục trích nộp thuế cho đến khi đủ số tiền nợ theo thông báo của cơ quan thuế.
Trường hợp quá lâu không thể thu hồi tiền thuế, cơ quan thuế sẽ cưỡng chế hóa đơn của công ty, công ty không thể xuất hóa đơn cho khách khi bị cưỡng chế hóa đơn.
Trong trường hợp tất cả các cách trên không có hiệu quả, cơ quan thuế sẽ tiến hành khóa mã số thuế của công ty.
Trong trường hợp công ty bạn bị khóa mã số thuế, hoặc bị cưỡng chế do nguyên nhân này, cách duy nhất là phải nộp đủ số tiền trong thông báo của cơ quan thuế, không còn cách nào khác.
Sau khi bạn trích nộp đủ tiền thuế, cơ quan thuế sẽ theo dõi và giải tỏa cưỡng chế hoặc mở lại mã số thuế trong trường hợp bị khóa. Nếu chưa, bạn có thể liên hệ với Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại chi cục thuế nơi bạn đặt trụ sở, để thông báo đã đóng đủ tiền và nhờ họ giải tỏa thông báo cưỡng chế nhé.

2. Bị khóa do không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký

Nguyên nhân này phổ biến nhất, và thường do chủ doanh nghiệp không treo bảng hiệu tại địa chỉ trụ sở.

Để mở lại mã số thuế trong trường hợp này, đầu tiên bạn làm Thông báo không phục mã số thuế theo mẫu này:
Mẫu thông báo đề nghị khôi phục mã số thuế: Mau-so-25-DK-TCT
Bạn nên kiểm tra lại thời điểm bị khóa mã số thuế và tình trạng tất cả hồ sơ khai thuế đã nộp.

Trường hợp đang trong thời gian khai thuế, cơ quan thuế sẽ không chấp nhận hồ sơ khai thuế nộp qua cổng Thuế điện tử, bạn nên liên hệ với cơ quan thuế để hỏi liệu có thể nộp hồ sơ khai thuế bằng bản giấy hay không, nếu được bạn sẽ nộp kèm với mẫu Thông báo khôi phục đã làm.

văn bản khôi phục
Mẫu văn bản khôi phục mã số thuế
Nếu cơ quan thuế không nhận hồ sơ khai thuế giấy, bạn cần thực hiện thủ tục khôi phục mã số thuế nhanh nhất có thể, để nộp lại hồ sơ khai thuế điện tử trong thời hạn kê khai, tránh bị phạt trễ hạn.
Trong vài ngày tiếp theo sau khi nộp hồ sơ khôi phục, cơ quan thuế sẽ kết hợp với UBND, công an khu vực để tiến hành xác minh tại trụ sở công ty. Bạn phải treo bảng hiệu, chuẩn bị các hợp đồng thuê nhà, và các giấy tờ liên quan để phục vụ công tác xác minh trụ sở, nhằm xác định bạn có hoạt động tại địa chỉ này, không phải công ty “ma”.

Sau khi xác minh xong, nếu không có vướng mắc gì, cơ quan thuế sẽ mở lại mã số thuế cho công ty hoạt động bình thường. Toàn bộ thời gian thủ tục này nhanh nhất khoảng 10-14 ngày.

Công ty TNHH tư vấn và đầu tư Cát Tiên
Địa chỉ: 168 Hòa Hưng, Phường 13, Quận 10, TP.HCM
Chuyên dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ đăng ký kinh doanh, kế toán thuế, nhãn hiệu
Hotline | Zalo: 0963 971 613 (8am - 9pm)

Thấy hay? Đừng quên đánh giá bài viết này bên dưới .

Đánh giá post này

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *